A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn năm học 2023-2024

Căn cứ công văn số 2230/SGDĐT-CTTT-GDCN  ngày 05 tháng 10 năm 2023 về việc tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhân ngày toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy;

Thực hiện Kế hoạch năm học số 25/KH-THTD ngày 15/9/2023 của trường Tiểu học Tân Dân;

Trường Tiểu học Tân Dân xây dựng kế hoạch phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn năm học 2023-2024

 

UBND HUYỆN KHOÁI  CHÂU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN DÂN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 56/KH-THTD

Tân Dân, ngày 13 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn năm học 2023-2024

 

Căn cứ công văn số 2230/SGDĐT-CTTT-GDCN  ngày 05 tháng 10 năm 2023 về việc tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhân ngày toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy;

Thực hiện Kế hoạch năm học số 25/KH-THTD ngày 15/9/2023 của trường Tiểu học Tân Dân;

Trường Tiểu học Tân Dân xây dựng kế hoạch phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn năm học 2023-2024 như sau:

I. Vị trí địa lý, đặc điểm các công trình của nhà trường:

Trường Tiểu học xã Tân Châu có  địa chỉ trung tâm tại thôn Bãi Sậy 2, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Trường Tiểu học xã Tân Dân có diện tích mặt bằng 17696 m2( hai khu). Hoạt động chính là công tác tổ chức giáo dục học sinh. Đối tượng đào tạo là các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Được chia thành các khu vực với công năng sử dụng khác nhau như sau:

            Trường có 02 khu( khu trung tâm tại địa chỉ thông Bãi Sậy 2 và khu Bình Dân nằm tại thông Bình Dân). Khu trung tâm, khối nhà Hiệu bộ và Lớp học được xây dựng với quy mô 3 khu nhà 2 tầng và 1 khu nhà 3 tầng, diện tích khoảng 9831 m2, đảm bảo giao thông khi thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra, có một hành lang chung. Mục đích sử dụng chính là các phòng chức năng được bố chí tại khu nhà 3 tầng.

Khu nhà lớp học của học sinh được xây dựng với ba đơn nguyên quy mô 2 tầng/ đơn nguyên, diện tích khoảng 300 m2/tầng. Được sử dụng là nơi dạy học cho học sinh. Nhà có 1 cầu thang, vế thang rộng 1,2m. Cầu thang không có cửa ngăn cháy, ngăn khói. Do đó khi cháy, nổ xảy ra, khói nhanh chóng lan vào thang bộ gây nguy hiểm cho người bị nạn.

Ngoài ra, trong diện tích của cơ sở có các khu vực để xe của cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh của nhà trường. Tuy quy mô không lớn, nhưng số lượng chất cháy tại các khu vực này tồn tại rất lớn, có tính chất nguy hiểm cháy nổ cao. Do chất cháy tại các khu vực này là chất lỏng cháy như xăng, dầu. Nên khi xảy ra cháy, đám cháy lan nhanh ra các khu vực xung quanh. Gây cháy lan nhanh và thiệt hại lớn về tài sản.

Do bên trong các khu vực có chứa tải trọng chất cháy lớn nên khi xảy ra sự cố cháy khả năng cháy lan và nhiễm khói là rất lớn, chất cháy chủ yếu là gỗ, nhựa, các thiết bị tiêu thụ điện,bàn ghế, giấy tờ, chất lỏng cháy, chất khí cháy… Nguồn nhiệt gây cháy có thể là do chập điện gây cháy, do bất cẩn trong việc sử dụng ngọn lửa trần,… nếu xảy ra cháy vận tốc cháy có thể đạt 1,2 m/phút, do đó nếu để thời gian cháy tự do khoảng 10 -15p thì nguy cơ đám cháy lan rộng là rất lớn.

Do cơ sở hoạt động theo tính chất giáo dục nên thường xuyên tập trung số lượng người lớn, đặc biệt có đối tượng là các em nhỏ chưa có kỹ năng thoát nạn khi có sự cố. Khi cháy, nổ xảy ra dễ gây ra tình trạng hoảng loạn gây khó khăn cho công tác thoát nạn và tổ chức cứu chữa.

II. NHIỆM VỤ.

1. NHIỆM VỤ CHUNG.

          - Phát động, tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, giáo viên,  nhân viên, học sinh, các tổ chức đoàn thể trong trường học nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết việc đảm bảo an toàn về con người, tài sản nhà nước trong công tác phòng chống cháy nổ trong trường học.

          - Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc bảo quản các thiết bị phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy tại chỗ một cách hiệu quả, an toàn.

2. NHIỆM VỤ CỤ THỂ.

          1. Nâng cao nhận thức và sự cần thiết trong việc phòng chống cháy nổ trong trường học, trong hội đồng giáo viên, học sinh qua việc triển khai những văn bản chỉ đạo của ngành.

          2. Thành lập tổ phòng cháy chữa cháy, tổ chức tập huấn về công tác chữa cháy.

          3. Thường xuyên cung cấp đủ nguồn nước phục vụ cho bồn chứa nước, bố trí hợp lý các bình chữa cháy, ở các vị trí quan trọng như phòng thư viện, phòng thiết bị, phòng máy vi tính, bố trí bình chữa cháy những nơi thuận lợi nằm ở tầng trệt, tầng lầu.

          4. Tổ chức kiểm tra định kỳ các thiết bị phòng cháy như máy bơm nước chữa cháy, moteur làm nhiệm vụ trung chuyển nguồn nước, các ống nước chữa cháy được bố trí theo các tầng lầu.

          5. Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện, thay thế mới các dây dẫn điện nhằm tránh việc chạm, chập điện, bố trí các rờle điện tự động trong từng phòng học, dãy lầu để kịp thời ngắt điện khi cần thiết.

          6. Giáo dục học sinh không đến gần hoặc nghịch phá các ổ điện, thiết bị điện, lắp đặt các ổ điện khỏi tầm tay của học sinh.

7. Tổ chức tuyên truyền về tầm quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy, những kỹ năng cơ bản cần thực hiện trong quá trình chữa cháy và phòng chống cháy nổ, thông qua việc mời báo cáo viên, và thực nghiệm thao tác sử dụng bình chữa cháy, thảo luận và đóng góp ý kiến, những nội dung có liên quan trong việc phòng chống ngộ độc khói, các kinh nghiệm cần áp dụng trong tình huống bị xảy ra cháy nổ…

III.  CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY.

1. Công tác xây dựng tại chỗ:

1.1. Công tác tuyên truyền giáo dục:

- Thường xuyên nhắc nhở CBCC có ý thức tốt trong việc phòng chống cháy nổ, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành đúng nội quy PCCC.

- Tắt máy, cúp cầu dao khi hết giờ làm việc

- Vệ sinh thiết bị, hệ thống điện.

1.2. Công tác tổ chức:

Thành lập lực lượng PCCC tại chỗ đầy đủ về số lượng, có tổ chức chặt chẽ, thiết bị đầy đủ về cơ sở vật chất cho công tác PCCC.

2. Công tác huấn luyện lực lượng PCCC tại chỗ:

- Tổ chức cho lực lượng PCCC tại chỗ học tập tính năng tác dụng và cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ theo sự hướng dẫn của cơ quan PCCC chuyên nghiệp.

- Theo thời gian định kỳ, tổ chức kiểm tra trang thiết bị PCCC và thực tập (nếu có đủ dụng cụ) PCCC tại đơn vị.

- Kết hợp lực lượng PCCC tại chỗ với cơ quan để diễn tập và học tập huấn luyện công tác PCCC.

3. Công tác kiểm tra, hướng dẫn về kĩ thuật an toàn PCCC  

3.1. Công tác kiểm tra:

Việc kiểm tra công tác PCCC được tiến hành nhằm đảm bảo yêu cầu cao nhất trong việc phòng chống cháy nổ như sau:

- Kiểm tra thường xuyên được tiến hành hàng ngày tại các phòng làm việc, phòng học, nhà kho…kiểm tra tình hình thực hiện về quy định PCCC.

- Kiểm tra định kỳ: được tiến hành 3 tháng đối với:

+ Hệ thống điện.

+ Bảo trì các trang thiết bị.

+ Kiểm tra đường dây mối nối của hệ thống điện.

+ Kiểm tra trang thiết bị PCCC.

+ Kiểm tra sắp xếp lại trang thiết bị PCCC.

3.2. Hướng dẫn an toàn và các quy định về PCCC:

- Làm bảng hướng dẫn và nội quy về PCCC tại cơ quan.

- Không hút thuốc, đốt lửa, không sử dụng đun nấu trong khu vực kho, khu vực văn phòng, nhà xe. Không được mang chất dễ cháy, dễ nổ vào trường học. Nhắc nhở phụ huynh học sinh đến liên hệ với nhà trường phải tắt thuốc lá trước khi vào phòng làm việc.

- Sử dụng đúng và đầy đủ các loại cầu chì, cầu dao, phích cắm cho hệ thống điện và máy móc của trường theo tiêu chuẩn an toàn về điện.

- Không tự ý câu móc, lắp đặt thêm thiết bị điện khi chưa tính toán xem hệ số an toàn chịu tại của hệ thống điện; CBCC sử dụng các thiết bị liên quan đến điện phải kiểm tra ổ cắm, đường dây, tránh để hở, chập mạch trước khi mở nguồn cho các thiết bị hoạt động.

- Khi hết giờ làm việc trước khi ra khỏi phòng CB,GV,NV phải kiểm tra, tắt máy, tắt cầu dao điện trong các khu vực.

- Sắp xếp vật tư trong kho lưu trữ, kho chứa đồ như thư viện, thiết bị phải lưu ý đến các loại vật tư dễ gây cháy để theo dõi.

- Hồ sơ, tài liệu, các loại vật liệu dễ cháy phải để cách ổ cắm điện trên 1m, để vào hộp hoặc cột lại để thuận tiện cho việc di chuyển khi cần thiết.

IV. TỔ CHỨC CHỮA CHÁY

1. Tổ chức chữa cháy:

- Tùy theo mức độ cháy và vị trí của nơi phát sinh sự cố có các bước xử lý khác nhau.

- Khi phát hiện cháy, người phát hiện hô to: cháy, cháy, cúp cầu dao khu vực và khu vực liên hệ.

- Dùng điện thoại báo cháy cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp số 114 hoặc báo cho đội PCCC gần nhất phòng CSPCCC số 15 huyện ..............

- Dùng phương tiện PCCC dập tắt đám cháy.

- Cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy.

- Di chuyển tài sản, tài liệu ra khỏi khu vực cháy.

- Tạo khoảng cách ngăn cháy chống lây lan.

2. Chỉ huy chữa cháy:

Việc chỉ huy chữa cháy được phân công cụ thể như sau:

- Hiệu trưởng nhà trường làm tổng chỉ huy.

- Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ huy hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy và  sẽ tổng chỉ huy khi là người có mặt tại nơi xảy ra sự cố cháy trước khi Hiệu trưởng có mặt.

V. KẾ HOẠCH THÁNG.

Tháng

Nội dung thực hiện

09/2023 - 11/2023

- Tuyên truyền về giáo dục an toàn cháy nổ trong trường học.

- Kiểm tra toàn bộ các hệ thống điện, bao gồm: công tắc, ổ cắm, cầu dao tự động, đường dây điện, các bóng đèn, quạt máy.

- Kiểm tra bồn chứa nước, moteur bơm nước, máy bơm chữa cháy.

12/2023 - 02/2024

- Kiểm tra thay thế các bóng  điện, ổ điện bị hỏng ở các phòng học và phòng chức năng.

- Tổ chức một buổi tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy, các kỹ năng phòng chống cháy nổ cho các cán bộ, giáo viên và nhân viên.

- Bổ sung bình chữa cháy dạng bột, khí.

- Kiểm tra ổ ngắt điện tự động.

3/2024 - 6/2024

- Kiểm tra toàn bộ các thiết bị điện bao gồm: đèn điện, quạt máy, bảng điện ở phòng học, hệ thống cầu dao tự động các tầng lầu.

- Bảo trì máy bơm nước chữa cháy.

- Kiểm tra, bơm đầy khí, bột các bình chữa cháy.

7/2024 - 8/2024

- Kiểm tra định kỳ toàn bộ thiết bị điện.

- Tập huấn lại công tác phòng cháy chữa cháy.

- Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật trong thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy, chữa cháy.

- Làm tốt việc duy trì, bảo quản và sử dụng có hiệu quả máy bơm chữa cháy, cùng các bình chữa cháy.

- Tổng kết hoạt động, đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác phòng chống cháy nổ, tuyên dương cá nhân tiêu biểu trong làm tốt nhiệm vụ được phân công.

         

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

       1. Hiệu trưởng:

- Thành lập Đội PCCC, CNCH và xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ

cụ thể cho từng thành viên.

          - Triển khai, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của cấp trên tới CBGVNV và họ sinh toàn trường về công tác PCCC.

          - Ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện PPCC trong nhà trưởng; tổng chỉ huy khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ.

          - Tổ chức kiểm tra, báo cáo cấp trên kết quả việc thực hiện công tác PCCC của nhà trường.

          2. Phó hiệu trưởng.

          - Tổng chỉ huy thực hiện chữa cháy, CNCH khi hiện trường không có mặt hiệu trưởng.

 3. Đội PCCC và CNCH.

- Đội PCCC, CNCH có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy

định PCCC của CB, GV, NV và học sinh.

- CB, GV, NV và học sinh thực hiện nghiêm túc Quy định về PCCC, CNCH.

+ CB, GV, NV ở phòng nào phụ trách phòng đó, luôn chủ động kiểm tra

nguồn điện khi sử dụng và hết giờ làm việc phải cúp cầu dao điện.

+ Đối với phòng hội đồng, phòng chức năng, yêu cầu nhân viên bảo vệ, giáo viên và học sinh được phân công trực có nhiệm vụ kiểm tra nguồn điện, ngắt điện khi ra khỏi phòng; nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra lại nguồn điện khi hết giờ làm việc, báo cáo cho Hiệu trưởng những giáo viên, học sinh trực không chấp hành đúng quy định.

+ Đối với các phòng học giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh ngắt

nguồn điện sau khi ra về.

+ Khi phát hiện cháy mọi thành viên của nhà trường phải có trách nhiệm

tham gia chữa cháy.

+ Thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng các phương tiện chữa cháy tại chỗ trong đơn vị: Hệ thống nước chữa cháy, bình chữa cháy để bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo sẵn sàng xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

 + Tự kiểm tra các hệ thống Phòng cháy, chữa cháy thường xuyên.

      2. Công tác báo cáo.

- Báo cáo theo quy định cho Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Báo cáo công tác Phòng cháy và Chữa cháy cho Công an huyện và Phòng Giáo dục khi tiến hành các cuộc kiểm tra công tác PCCC.

- Báo cáo đột xuất công tác phòng cháy chữa cháy của nhà trường khi có

yêu cầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an huyện, UBND Huyện (hoặc khi có tình huống cháy nổ xảy ra).

    Trên đây là Kế hoạch phòng chống cháy nổ trường Tiểu học Tân Dân năm học 2023-2024 đề nghị các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch./.                 

 

Nơi nhận:                                                                                                 HIỆU TRƯỞNG

- BGH;

- CB, GV, NV (Website);

- Lưu: VT.

 

     Đào Phương Anh

                                                                                                                                                                                                                             

 

 


Tập tin đính kèm
Tác giả: Trường Tiểu học Tân Dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết